Thẻ căn cước là một trong những loại giấy tờ cực kỳ quan trọng và cần thiết. Ngày nay, mọi công việc, hoạt động gần như đều cần tới thẻ căn cước. Việc làm một chiếc thẻ căn cước cũng được coi là việc quan trọng và phải thực hiện. Bạn có nhiều cách để làm cho mình một chiếc thẻ căn cước chuẩn, đúng quy định. Nhưng nếu ở Hà Nội, Phạm ngọc Thạch là địa điểm lý tưởng để thực hiện công việc quan trọng này. Hãy theo dõi bài viết của Hộ Chiếu 24h để biết được làm thẻ căn cước tại Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội như thế nào nhé!

Contents
Quy trình để làm thẻ căn cước công dân đúng chuẩn tại Phạm Ngọc Thạch
Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết
Để có thể đăng ký làm thẻ căn cước công dân ở Phạm Ngọc Thạch Hà Nội thì bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:
- Thứ nhất, Sổ hộ khẩu bản gốc
- Thứ hai, chứng minh nhân dân cũ ( nếu bạn có)
- Thứ ba, mẫu đơn đề nghị được đổi hoặc cấp mới căn cước công dân. Trong tờ đơn này bắt buộc phải được Công an huyện đóng dấu xác nhận.
Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ:
- Trong trường hợp nếu bạn bị thiếu ngày tháng năm sinh của mình thì bạn phải mang kèm theo giấy khai sinh bản gốc để cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện có thể xác thực thông tin
- Những thông tin trong bài viết này chỉ được áp dụng đối với những người chưa được cấp căn cước công dân hoặc những người có hộ khẩu chuyển từ các tỉnh thành khác về Hà Nội.
> Xem thêm: Dịch vụ làm căn cước công dân tại Hà Nội

Nơi tiếp nhận hồ sơ
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, công dân chỉ có thể đăng ký làm thẻ căn cước công dân gắn chip tại Phạm Ngọc Thạch và các quận, huyện theo hộ khẩu đăng ký thường trú hoặc tại phòng cảnh sát về Quản lý hành chính có trụ sở đặt tại 44 Phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Để giúp cho quá trình đăng ký và cấp căn cước công dân một cách nhanh chóng nhất thì đơn vị đều cử ra ít nhất 1 cán bộ để phục vụ mỗi người từ quá trình ghi thông tin trên tờ khai cho đến quá trình lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung và trả kết quả cho người dân.
Quy trình để nộp hồ sơ làm căn cước công dân
Để nộp hồ sơ làm căn cước công dân thì quý bạn đọc cần phải thực hiện theo đúng quy trình và trình tự sau đây:
- Bước 1: Tiến hành kê khai đầy đủ thông tin có trong tờ khai xin được cấp thẻ căn cước công dân
- Bước 2: Cho sổ hộ khẩu và tờ khai vào cùng 1 tệp và để lên bàn. Cán bộ phụ trách sẽ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của bạn, sau đó cấp cho bạn số thứ tự để kẹp vào tệp tờ khai.
- Bước 3: Bạn hãy ngồi chờ đến khi tới lượt của mình hiện trên bảng điện tử để vào làm thủ tục
- Bước 4: Sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết thì lấy giấy hẹn để lấy căn cước công dân có gắn chíp.

Những lưu ý khi xin cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip tại Thành phố Hà Nội
Nếu công dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì sẽ làm căn cước công dân gắn chip tại 2 địa điểm Phạm Ngọc Thạch:
- Công an thuộc quận, huyện mà bạn đã đăng ký thường trú có ghi trên hộ khẩu
- Phòng quản lý về xuất nhập cảnh thuộc Công an Thành phố Hà Nội có trụ sở đặt tại số 44 phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội.
Về sổ hộ khẩu bản gốc
- Cần có ngày tháng năm sinh chi tiết của bạn. TRong trường hợp thiếu ngày tháng năm sinh thì bạn phải đi bổ sung tại Công an quận/ phường nơi cư trú
- Nếu hộ khẩu thường trú cũ của bạn là huyện Từ Liêm thì bạn phải đến công an quận để sửa đổi thành quận Nam Từ Liêm hoặc quận Bắc Từ Liêm.
Thời gian để làm căn cước công dân có gắn chip tại địa điểm Phạm Ngọc Thạch- Hà Nội
Buổi sáng bắt đầu làm việc từ 7h45p còn buổi chiều sẽ bắt đầu làm việc từ 13h30p. Địa điểm ở 44 Phạm Ngọc Thạch rất đông người đến làm, cho nên bạn hãy đến trước từ 8h30 đến 14h nhé. Bởi vì nếu sau khoảng thời gian đó thì có thể đơn đăng ký làm thẻ căn cước tại Phạm Ngọc Thạch của bạn sẽ không được thực hiện và bạn sẽ phải chờ sang ngày làm việc tiếp theo.
> Xem thêm: Quy định chụp ảnh căn cước công dân chuẩn pháp luật

Cần phải ghi đầy đủ các thông tin có liên quan
- Đối với phần thông tin của phụ huynh thì bạn không cần phải điền cụ thể số chứng minh nhân dân của họ
- Nên chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng về phong cách ăn mặc và ngoại hình để khi chụp ảnh sẽ được đẹp hơn
- Khi làm căn cước công dân ở Phạm Ngọc Thạch bạn sẽ mất từ 6-8 ngày còn ở công an thuộc các quận huyện khác thì sẽ mất tầm 10 ngày
- Các bạn nên xác nhận số CMT cũ và căn cước công dân là một
- Nếu bạn không làm căn cước công dân ở cơ sở Phạm Ngọc Thạch mà bạn làm tại công an các quận huyện thì bạn nên tìm hiểu chi tiết về ngày làm căn cước công dân của họ nhé.
- Trong sổ hộ khẩu chỉ ghi năm sinh mà không có ngày và tháng sinh thì bạn nên cầm theo giấy khai sinh bản gốc để được kiểm tra đối chiếu.
Hy vọng rằng bài viết mà Hộ Chiếu 24h chia sẻ có thể đem lại cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích và hấp dẫn nhất về việc làm thẻ căn cước tại Hà Nội Phạm Ngọc Thạch. Cảm ơn quý bạn đọc đã tìm đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi!