Như chúng ta cũng đều đã biết, căn cước công dân hay thẻ căn cước là một trong những giấy tờ nhất đối với một con người. Tấm thẻ này có chức năng như một công cụ định danh nhằm xác định danh tính cũng như đánh dấu sự tồn tại của một con người về mặt pháp luật trong phạm vi quốc gia và được Nhà nước quản lý. Quan trọng là thế song trong đời sống hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi những rủi ro trong việc có thể sẽ phải làm lại tấm thẻ này. Vậy khi nào bạn cần làm lại thẻ căn cước và các thủ tục xin cấp lại thể như thế nào? Hãy cùng Hộ chiếu 24H tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Những trường hợp cần làm lại thẻ căn cước công dân
Đổi hoặc xin cấp lại thẻ căn cước
Tại Việt Nam, công dân chúng ta làm thẻ căn cước lần đầu tiên khi đạt điều kiện đủ 14 tuổi. Những thông tin trong lần đầu tiên cấp thẻ sẽ được giữ nguyên. Điều này có nghĩa là dù có thay đổi thẻ căn cước bao nhiêu lần đi chăng nữa, chúng ta vẫn sẽ chỉ có 1 mã số định danh và các thông tin vẫn sẽ cập nhật y nguyên nếu không có gì sai sót.

Vậy khi nào công dân phải làm lại thẻ căn cước? Căn cứ theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, những trường hợp đổi hoặc xin cấp lại căn cước bao gồm:
- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Các trường hợp làm mới thẻ theo quy định
Ngoài ra, thẻ căn cước cũng cần được làm mới trong một số trường hợp ví dụ như thẻ hết hiệu lực sử dụng (15 năm kể từ ngày cấp theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP), làm mới thẻ theo độ tuổi hoặc thay đổi dạng thẻ (như đổi từ thẻ thường sang thẻ gắn chip). Đối với những người sử dụng chứng minh thư nhân dân cũ được cấp từ cuối năm 2020, bạn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng nó cho tới năm 2035.

Với yêu cầu cập nhật căn cước công dân theo độ tuổi, chúng ta cần lưu ý một số mốc thời gian nhất định. Căn cứ vào quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Quy định này đồng nghĩa với việc dù bạn có mới làm lại thẻ năm 24, 39 hay 59 tuổi, đến các mốc quy định thì thẻ vẫn phải được làm mới.
Thủ tục xin làm lại căn cước công dân
Là một giấy tờ quan trọng, việc làm thủ tục xin làm lại căn cước cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm trong những trường hợp cần thiết. Để xin cấp lại thẻ, công dân có thể gửi đề nghị tại 3 địa chỉ sau:
- Cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh tại nơi thường trú
- Cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh tại nơi tạm trú
- Website Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Xem thêm: Đăng ký làm căn cước công dân online Hà Nội làm như thế nào?
Trình tự thủ tục được thực hiện qua 5 bước.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Khi có nhu cầu, công dân cần điền mẫu Tờ khai xin cấp lại căn cước và nộp tại 1 trong 3 địa chỉ có thẩm quyền nêu trên.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi người dân hoàn thiện hồ sơ các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cập nhật tài liệu, kiểm tra, đối chiếu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong trường hợp người yêu cầu là Quân nhân hoặc Công an nhân dân, bộ hồ sơ cũng phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy giới thiệu của đơn vị.
Bước 3: Chụp ảnh, lấy dấu vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin
Chụp ảnh định dạng và lấy dấu vân tay là thủ tục để có những thông tin cơ bản được in tại căn cước công dân. Sau khi đã hoàn thành, đơn vị in Phiếu thu nhận thông tin và đưa công dân xác nhận, kiểm tra và ký, ghi rõ họ tên.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ
Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin trên, trường hợp người dân làm lại thẻ Căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.

Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ sau khi nhận được thanh toán lệ phí. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.
Bước 5: Nhận lại thẻ mới
Thẻ căn cước mới sau khi làm lại sẽ được trả tại thời gian và địa điểm đã ghi trên giấy hẹn. Trường hợp người dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý sẽ trả thẻ theo yêu cầu và người dân tự phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Vậy là bài viết ngày hôm nay đã kết thúc. Để được tư vấn kỹ càng hơn và sử dụng dịch vụ hỗ trợ, đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay liên hệ ngay với hochieu24h.com.
Xem thêm: Dịch Vụ Làm Căn Cước Nhanh