Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân mà mỗi công dân khi đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật đề sẽ phải làm thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc về 12 số xuất hiện trên thẻ căn cước công dân? Bài viết dưới đây, Hộ chiếu 24h sẽ chia sẻ với bạn đọc về ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ căn cước công dân ít ai biết!!!

Giới thiệu vài nét về căn cước công dân gắn chip
Giới thiệu vài nét về căn cước công dân gắn chip

Giới thiệu vài nét về căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước công dân gắn chip ( thẻ nhận dạng cá nhân, hay chứng minh thư, chứng minh nhân dân) được xem là một thiết bị nhận giúp nhận dạng thông tin cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái…

Thẻ căn cước công dân còn có thể đóng vai trò là thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa dùng để truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Theo như quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay những công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thể được phép làm căn cước công dân, căn cước công dân phải được đổi lại các mốc tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. 

Theo đó, với những người đang sử dụng chứng minh thư nhân dân và căn cước công dân có chứa mã vạch trần cần chuyển đổi sang căn cước công dân có gắn chip khi được yêu cầu.

Làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip có ảnh hưởng gì không?

Theo như quy định của pháp luật thì việc chuyển đổi từ thẻ căn cước công dân có chứa mã vạch sang căn cước công dân gắp chip sẽ không gây ra ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD cũ trước đó. 

Bởi vì trên thực tế thì việc làm thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ không thay đổi những con số căn cước mà vẫn sẽ giữ nguyên. Và khi người dân được cấp thẻ CCCD gắn chip thì vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước bình thường.

Xem thêm: Dịch vụ làm thẻ căn cước công dân nhanh

Làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip có ảnh hưởng gì không?
Làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip có ảnh hưởng gì không?

Bật mí về ý nghĩa của 12 số trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Trên thẻ căn cước công dân của mỗi cá nhân sẽ hiện ra dãy số gồm 12 chữ số ( đây được gọi là số định danh) giúp cho việc xác định danh tính của công dân đó.  Dưới đây, Hộ chiếu 24H sẽ chia sẻ về ý nghĩa của 12 con số trên thẻ căn cước công dân.

Theo đó, 12 con số trên thẻ căn cước công dân đều mang đến những ý  nghĩa riêng biêt. 3 chữ số đầu tiên trong 12 số chính là thể hiện về mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân làm thẻ khai sinh ( ví dụ như TP Hà Nội sẽ có 3 số đầu của căn cước công dân là mã 001, Thanh Hóa sẽ có mã là 038…)

Một chữ số tiếp theo chính là mã số biểu hiện cho giới tính của công dân. Cụ thể, mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau: Thế kỷ 20 ( từ năm 1900 – 1999): Nam mã số 0, nữ mã số 1; Từ thế kỷ 21 ( từ năm 2000 – 2099) thì sẽ quy ước về mã số dành cho giới tính nam là mã 2, mã số dành cho nữ là 3…

Hai chữ số tiếp theo trong dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân chính là thể hiện của năm sinh công dân, còn 6 chữ số cuối trong dãy số đây sẽ là khoảng số quay ngẫu nhiên. Do mã định danh này đã được lưu thẳng vào hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia bởi vậy công dân sẽ không được phép lựa chọn số căn cước công dân đẹp theo ý muốn của mình.

Làm thẻ căn cước công dân nên chuẩn bị gì?

Bước 1:  Điền vào tờ khai căn cước công dân

Bạn sẽ tiến hành điền các thông tin cá nhân vào tờ khai căn cước công dân khi đến các điểm làm CCCD tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc trung tâm phục vụ hành chính công hoặc có thể điền vào tờ giấy khai trực tuyến.

Điền vào tờ khai căn cước công dân
Điền vào tờ khai căn cước công dân

Đảm bảo thông tin bạn kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến là chính xác, sau đó bạn sẽ lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp thẻ CCCD và gửi tờ khai đến cơ quan quản lý CCCD nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú trên trang thông tin điện tử trực tuyến.

Bước 2: Khai báo các giấy tờ cần thiết

Khi bạn làm CCCD cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, nếu thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin đã kê khai trên tờ khai trước đó thì buộc công dân cần phải xuất trình thêm giấy khai sinh.

Bước 3: Tiến hành chụp ảnh, thu thập dấu vân tay

Sau khi kê khai và xác minh đầy đủ các giấy tờ hợp lệ công dân cần trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền để tiến hành chụp ảnh và thu dấu vân tay và đặc điểm nhận dạng của mình. Tiếp đó là làm thủ tục cấp thẻ CCCD để tin phiếu thu nhân thông tin trên thẻ.

Bước 4: Nhận giấy hẹn và trả thẻ CCCD 

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết để làm thẻ căn cước công dân thì bạn sẽ được cán bộ công an cấp cho giấy hẹn về thời gian trả thẻ, trường hợp công dân chưa đầy đủ thông tin sẽ được hướng dẫn hoàn thiện để cấp thẻ CCCD theo đúng quy định.

Người dân sẽ được các cán bộ hẹn về thời gian trả thẻ căn cước và thời gian trả thẻ sẽ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và có thể trả qua đường bưu điện.

Nhận giấy hẹn và trả thẻ CCCD
Nhận giấy hẹn và trả thẻ CCCD

Xem thêm: Thủ tục làm lại căn cước công dân chi tiết và đầy đủ nhất 2022

Bài viết trên, Hộ chiếu 24H đã chia sẻ với bạn đọc vài nét về đặc điểm của thẻ căn cước công dân gắn chip và bật mí về ý nghĩa của dãy 12 số định danh trên thẻ căn cước công dân có ý nghĩa gì? Cùng với đó là những giấy tờ cần chuẩn bị để làm thẻ căn cước công dân.Nếu bạn muốn sử dụng các dịch vụ hỗ trợ làm thẻ căn cước công dân nhanh, chất lượng, uy tín hãy đến với Hộ chiếu 24H.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: B4-G3 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội

Hotline: 091 817 6566

Email: Hochieu24h.com@gmail.com

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 091.817.6566
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?