Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Nó được dùng để xác minh thân phận của một người và dùng để xuất trình trong quá trình đi lại, bên cạnh đó nó cũng được dùng để giao dịch hay thực hiện những hoạt động quan trọng. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Hộ chiếu 24h tìm hiểu về quy trình làm căn cước công dân nhé!

Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào?

Thẻ căn cước công dân được xem là một loại giấy tờ tùy thân của người dân Việt Nam, có giá trị xác minh thân phận và gương mặt nhận diện của từng người giúp người đó có quyền thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ thuộc nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào?
Căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào?

Trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký một điều ước quốc tế cho phép công dân hai nước ký kết được phép sử dụng căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của hai nước thì chiếc thẻ căn cước công dân còn được dùng thay cho hộ chiếu.

Bên cạnh đó, để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cơ theo quy định của pháp luật thì các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân có đầy đủ thẩm quyền thì được yêu cầu công dân xuất trình thẻ căn cước công dân của họ để kiểm tra về mã số định danh trên thẻ. 

Đối tượng cần làm căn cước công dân

Đối tượng cần làm căn cước công dân
Đối tượng cần làm căn cước công dân

Đối tượng cần làm căn cước công dân cũng là một câu hỏi thường gặp. Căn cứ theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 thì mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở nên sẽ được phép cấp thẻ căn cước công dân. Theo đó thì mọi công dân có quốc tịch Việt Nam từ 14 tuổi trở nên thì sẽ được cấp căn cước công dân tại cơ quan có thẩm quyền. 

Tại Điều 21 của Luật căn cước công dân 2014 có quy định rằng thẻ căn cước công dân cần phải được đổi mới khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 

Xem thêm: Làm Căn Cước Công Dân

Quy trình làm căn cước công dân

Quy định về làm thẻ căn cước công dân cũng vô cùng đơn giản, hãy cùng chúng mình tìm hiểu kĩ ngay sau đây nhé.

Bước 1: Yêu cầu được làm căn cước công dân

Quy trình làm căn cước công dân
Quy trình làm căn cước công dân

Đầu tiên, công dân có quốc tịch Việt Nam trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền để đề nghị và nộp đơn yêu cầu được làm căn cước công dân. Lưu ý là mang theo sổ hộ khẩu của gia đình bạn. Tại đây thì công dân sẽ được kiểm tra xem các thông tin khai trong tờ khai có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay không, nếu các thông tin hoàn toàn trùng khớp thì sẽ đến các bước tiếp theo.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, sau đó xem xét hồ sơ

Sau khi công dân hoàn thiện tờ khai, các cán bộ ở các cơ quan có thẩm quyền đó sẽ thu thập thông tin của công dân, kiểm tra sổ hộ khẩu hoặc tìm kiếm thông tin của công dân đó trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Sau khi hoàn tất kiểm tra thì lập hồ sơ để cấp thẻ căn cước công dân cho người đó.

Bước 3: Chụp ảnh chân dung và lấy dấu vân tay

Tại cơ quan mà bạn đăng ký làm căn cước công dân, các cán bộ sẽ tiến hành chụp ảnh và thu thập các đặc điểm nhận dạng đặc biệt trên khuôn mặt của bạn, sau đó tiến hành thu thập dấu vân tay. Tiếp theo đó là kiểm tra lại các thông tin tại phiếu thu thập thông tin căn cước công dân theo mẫu, nếu không có sai sót gì thì bạn sẽ tiến hành ký tên để xác nhận thông tin.

Bước 4: Trả thẻ căn cước về cho công dân sau khi đã hoàn tất

Sau khi hoàn tất 3 bước trên thì công dân sẽ tiến hành đóng các chi phí liên quan đến thủ tục làm căn cước công dân cho phía cơ quan và sau đó sẽ nhận được giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân của bạn. Thời gian trả thẻ thường từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần (không tính các ngày lễ, ngày tết).

Quy trình làm căn cước công dân gắn chip
Quy trình làm căn cước công dân gắn chip

Bạn sẽ dựa vào ngày giờ trên giấy hẹn để quay lại nơi đã đề nghị được làm căn cước công dân và nhận lại thẻ căn cước của mình hoặc bạn cũng có thể lấy thẻ căn cước công dân thông qua đường bưu điện.  

Sau khi nhận thẻ thì bạn kiểm tra kỹ lại thông tin của mình xem đã chính xác hay chưa, thời gian giải quyết các vấn đề không quá 7 ngày. Tại các vùng núi cao hay biên giới, hải đảo thì thời gian giải quyết không quá 20 ngày làm việc. Đây điều là những quy định nêu ở  khoản 1 điều 25 luật căn cước công dân.

Xem thêm: Thủ tục đổi cấp đổi CMND sang CCCD đơn giản, dễ hiểu nhất 

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình làm căn cước công dân mà bạn cần biết. Mong rằng bài viết của Hộ Chiếu 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm thẻ căn cước giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn bạn nhé! Nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc thì đừng ngại liên hệ với Hộ chiếu 24h thông qua số hotline 091.817.6566 ngay nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 091.817.6566
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?