Thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ án hình sự còn gặp phải nhiều vướng mắc, khó có thể giải quyết xong nếu chỉ áp dụng pháp luật đơn thuần. Liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện có thể nói là vô cùng tinh vi. Vậy nếu trường hợp người phạm tội Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Hộ Chiếu 24h  để có được câu trả lời chính xác nhất

Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo là việc lấy lòng tin của người khác bằng những hành vi gian dối vì mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển tài sản do người khác quản lý thành tài sản thuộc phạm vi sở hữu của mình một cách trái pháp luật.

Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tài sản được tại Điều 105 bộ Luật Dân sự 2015 , đó là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm cả bất động sản và động sản

Từ đó ta có thể rút ra một kết luận rằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối của một người nào đó mà mục đích thực hiện hành vi này là để dịch chuyển vật, tiền, giấy tờ có giá,…đang thuộc phạm vi quản lý của người khác thành của mình một cách trái pháp luật

Vậy người lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức bị xử lý thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi tiếp nội dung của bài viết hôm nay nhé

Xem thêm: Lợi ích của dịch vụ làm hộ chiếu nhanh Quận Hai Bà Trưng

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối.

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đây là lỗi cố ý, gây xâm hại đến quyền sở hữu tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm sau đây:

  • Là tội xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân
  • Đối tượng mà tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tác động tới chính là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác, được pháp luật thừa nhận. Đối tượng này có thể là nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản được người phạm tội thực hiện những thủ đoạn gian dối. Đó là những thông tin không đúng sự thật để người khác tin và giao tài sản của mình.
  • Người phạm tội là người có lỗi cố ý trực tiếp, biết tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác nhưng vẫn cố ý chiếm đoạt thành tài sản của mình dù 

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây

Tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến 2 khách khác nhau được Bộ Luật hình sự 2015 bảo vệ (xem thêm tại khoản 10 Mục 1 Công văn 212 được ban hành vào ngày 13/09/2019 của Toà án nhân dân tối cao)

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Vì vậy tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (theo điều 341) nếu hành vi này có đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm

Điều 174: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối và đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt như sau:

  • Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Khung 2: Phạt từ từ 02 năm-07 năm
  • Khung 3: Phạt tù từ 07 năm-15 năm
  • Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân
  • Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung như: phạt tiền từ 10.000.000-100.000.000, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Điều 241: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với khung hình phạt như sau

  • Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000-100.000.000, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng-02 năm
  • Khung 2: Phạt tù từ 02 năm-05 năm
  • Khung 3: Phạt từ từ 03 năm-07 năm
  • Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung khác
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Như vậy mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức lên đến 07 năm tù

Xem thêm: Dịch Vụ Làm Lý Lịch Tư Pháp Nhanh – Uy tín – Giá Rẻ

Tạm kết

Vậy là qua bài viết trên bạn đã có thể biết được tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? rồi đúng không. Đừng quên theo dõi thường xuyên Hộ Chiếu 24h để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 091.817.6566
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?