Việc làm căn cước công dân gắn chip là việc vô cùng quan trọng tại các tỉnh thành trên cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng. Trong bài viết này, hãy cùng Hộ Chiếu 24h tìm hiểu về đợt Hà Nội mở cao điểm 30 ngày đêm cấp CCCD gắn chip nhé.

Thủ tục làm lại căn cước công dân chi tiết và đầy đủ nhất 2022
Ưu điểm của thẻ căn cước gắn chip

Ưu điểm của thẻ căn cước gắn chip

Thẻ căn cước gắn chip có độ bảo mật cao, có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin. Bên cạnh đó, thẻ này còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm.

Sử dụng căn cước công dân này làm cho các giao dịch hành chính của công dân cũng như phục vụ công tác quản lý nhà nước trở nên thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. 

Chỉ với chiếc thẻ căn cước gắn chip này, tất cả các giao dịch của người dân đều trở nên đơn giản hơn do thẻ đã tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân không cần phải mang nhiều loại giấy tờ theo nữa.

Thẻ e-ID có thể thay thế cho khoảng 30 loại giấy tờ như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm, tạm trú…

Xem thêm: Dịch vụ làm căn cước nhanh

Vậy căn cước công dân gắn chíp có bắt buộc không?

Theo điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014: Các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định là: công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, các công dân có thẻ bị hư hỏng không sử dụng được, cần thay đổi thông tin cá nhân, thay đổi các đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính hay quê quán, các trường hợp có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân, công dân bị mất thẻ Căn cước công dân và công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip đó là: Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp, Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin cá nhân, thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thay đổi đặc điểm nhận dạng hoặc công dân bị mất Chứng minh nhân dân.

Ý nghĩa mã số căn cước công dân
Vậy căn cước công dân gắn chíp có bắt buộc không?

Như vậy có thẻ thấy, CCCD gắn chíp là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi hay cấp lại CMND/ CCCD mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin,…

Vì vậy, nếu thuộc 01 trong các trường hợp vừa nêu trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp. Nếu không đổi có thể bạn sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi và cấp lại thẻ Căn cước công dân.

30 ngày đêm cấp Căn cước Công dân gắn chip tại Hà Nội

Trong một tháng kể từ 25/7 đến 25/8, Công an thành phố Hà Nội sẽ mở cao điểm 30 ngày đêm tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân gắn chip cho các công dân

Theo Mệnh lệnh số 01 được Giám đốc Công an TP Hà Nội ban hành, triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip (CCCD) trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 25/8 và xong trước 31/8/2022.

Bộ Công an yêu cầu 5 thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành công tác cấp căn cước gắn chip cho các công dân đủ điều kiện trên địa bàn. Huy động tối đa các nguồn nhân lực, phân công rõ trách nhiệm, đảm bảo tiến độ và theo đúng quy định của pháp luật.

Trong 30 ngày tiến hành triển khai 3 ca cấp căn cước công dân gắn chip/ ngày từ 7h đến 22h hàng ngày bắt đầu từ ngày 25/7 đến 25/8 tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, đảm bảo tận dụng toàn bộ thời gian sử dụng sử dụng các bộ thiết bị thu nhận.

Bước 2: Nộp tờ khai CCCD, các giấy tờ liên quan và xác nhận lại thông tin
30 ngày đêm cấp Căn cước Công dân gắn chip tại Hà Nội

Trưởng Công an các quận, huyện, thị xã theo Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an thành phố giao sẽ rà soát toàn bộ số nhân khẩu trong diện cấp nhưng chưa được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, có thể kể đến như các cá nhân khẩu đăng ký thường trú, tạm trú và nhân khẩu hiện đang cư trú không đủ điều kiện đăng ký, thường trú, tạm trú trên địa bàn Thành Phố, lập ra các phương án để thu nhận hồ sơ căn cước gắn chip cụ thể, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn (ví dụ như các trường hợp nhân khẩu có nơi đăng ký thường trú tại các tỉnh khác thì cần phải có đăng ký tạm trú tại địa bàn Thành phố Hà Nội,…)

Bên cạnh đó, lập ra danh sách các trường hợp không thể thu nhận do các yếu tố khách quan như Chết, đang chấp hành án phạt tù, Điều trị bệnh tâm thần, đao liệt, Vắng mặt ở địa phương không rõ nơi đến, Bị sai cấu trúc số định danh cá nhân chờ hủy/ xác lập lại số định danh cá nhân,…

Ngày 31/12/2022 là thời hạn Sổ hộ khẩu hết hiệu lực sử dụng, vì thế thẻ căn cước công dân gắn chip với đầy đủ thông tin được gắn vào sẽ được công dân sử dụng thay thế cho Sổ hộ khẩu. Do đó, công dân đủ điều kiện được cấp nên đến accs trụ sở công an xã, huyện, thị trấn để thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip.

Xem thêm: Những quy định làm thẻ căn cước gắn chip mà công dân nên biết 

Tạm kết

Trên đây là thông tin chi tiết về việc Hà Nội mở cao điểm 30 ngày đêm cấp CCCD gắn chip. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ biết và hiểu hơn về đợt cao điểm làm căn cước công dân gắn chip này.

thẻ căn cước công dân gắn chip
30 ngày tiến hành triển khai 3 ca cấp căn cước công dân gắn chip

Mọi thắc mắc xin liên hệ với Hộ chiếu 24h theo thông tin sau:

Trang Tư Vấn 24h – Dịch Vụ Tốt Hà Nội

Hotline: 091.817.6566

Gmail : Hochieu24h.com@gmail.com

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 091.817.6566
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?