Hiện nay, ở hầu hết các nước việc du lịch, cư trú, định cư đã không còn qua xa lạ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia thì việc nhập cảnh của người nước ngoài phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nhất định của pháp luật. Tại Việt Nam cũng những quy định có liên quan đến vấn đề này, cùng Hộ Chiếu 24h tìm hiểu những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam thông qua bài viết dưới đây.

Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam
Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự, thủ tục cấp thị thực điện tử

Trình tự, thủ tục cấp thị thực điện tử được quy định tại Khoản 9 Điều 1 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2019:

Bước 1: Truy cập và khai báo thông tin

Nếu muốn cấp thị thực điện tử thị trước hết cần phải truy cập vào trang thông tin cấp thị thực điện tử, sau đó tiến hành khai thông tin, tải lên hình ảnh và trang nhân thân hộ chiếu.

Bước 2: Nộp phí cấp thị thực

Sau khi nhận mã hồ sơ điện tử được cấp bởi Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bạn sẽ tiến hành nộp phí cấp thị thực vào tài khoản mà trang thông tin cấp thị thực điện tử quy định.

Bước 3: Xử lý yêu cầu

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ thông tin của người đề nghị cấp thị thực điện tử và người đề nghị cấp thị thực điện tử nộp phí. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết và trả lời đề nghị cấp thị thực điện tử.

Bước 4: Nhận kết quả

Tại trang thông tin cấp thị thực điện tử, người đề nghị cấp thị thực điện tử sẽ sử dụng mã hồ sơ điện tử được cấp để tiến hành kiểm tra, in kết quả giải quyết.

Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam

Xem thêm: Tham khảo đi du lịch Vương quốc Anh cần chuẩn bị những gì?

4 trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực

Trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam 2019:

  1. Trường hợp là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật.
  2. Trường hợp có quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với người mời, bảo lãnh thì phải có giấy tờ chứng minh.
  3. Được mời, bảo lãnh vào Việt Nam làm việc bởi cơ quan, tổ chức và có giấy phép lao động hoặc xác nhận thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động được pháp luật Việt Nam quy định về lao động.
  4. Nhập cảnh thông qua thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động.

Những quy định này không chỉ phù hợp với thực tế mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có nhu cầu ở lại Việt Nam có thể làm thủ tục xuất cảnh rồi nhập cảnh mà không phải tốn thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên, để được chuyển mục đích thị thực, người nước ngoài phải thuộc 1 trong 4 trường hợp trên và phải xuất trình giấy tờ chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền.

Nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam

Sửa đổi điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh 

Sửa đổi điều kiện nhập cảnh

Theo quy định tại Khoản 11, Điều 11 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì người nước ngoài muốn được nhập cảnh vào Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định thì người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
  • Người nước ngoài không nằm trong các trường hợp mà Việt Nam chưa cho nhập cảnh.

Lưu ý: Nếu người nước ngoài nhập cảnh vằng thị thực điện tử thì phải đáp ứng được được điều kiện trên và nhập cảnh thông qua của khẩu quốc tế theo quy định của Chính Phủ.

Sửa đổi điều kiện xuất cảnh

Người nước ngoài muốn xuất cảnh ra khỏi Việt Nam thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
  • Giấy chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú/thường trú vẫn còn giá trị sử dụng
  • Không nằm trong các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo luật định

Lưu ý: Nếu người nước ngoài xuất cảnh bằng thị thực điện tử thì phải đáp ứng được được điều kiện trên và nhập cảnh thông qua của khẩu quốc tế theo quy định của Chính Phủ.

Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam
Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam

Trường hợp người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019 thì người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú trong các trường hợp sau đây:

  • Là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  • Nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu là LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

Xem thêm: Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh tại Hà Nội

Tạm kết

Bài viết trên là những điểm mới đáng chú ý của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của Người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết vui lòng liên hệ ngay với Hộ Chiếu 24h để được giải đáp.

Xem thêm: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (Việt Nam) – Wikipedia

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 091.817.6566
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?